Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì? Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, là tình trạng lượng đường trong máu của phụ nữ trong thời gian mang bầu tăng cao. Bệnh này thường được phát hiện trong giai đoạn 24-28 tuần thai. Nếu không phát hiện kịp thời dựa vào triệu chứng đái tháo đường thai kỳ và điều trị đúng cách thì bệnh dễ phát triển nặng hơn gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ TÌNH TRẠNG LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU CỦA MẸ BẦU TĂNG CAO KHI ĐANG MANG THAI

Đây là căn bệnh không dễ phát hiện bởi nó không gây ra những triệu chứng rõ rệt, thường bệnh sẽ được phát hiện trong quá trình thăm khám định kỳ, một số dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ có thể nhận biết ở phụ nữ mang thai như:

Nguyên nhân nào gây nên bệnh đái tháo đường khi mang thai

Một cơ quan trong cơ thể chúng ta là tuyến tụy giúp tạo ra loại hormone có tên là insulin giúp vận chuyển đường đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên trong quá trình mang thai thì các hormone của nhau thai hoạt động làm rối loạn việc sản xuất insulin này (gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, tuyến tụy đã phải tạo ra nhiều insulin hơn, gấp 2-3 lần bình thường. Vậy nên nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ là một khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết thì lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng cao và dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

VÌ QUÁ TRÌNH MANG THAI LÀM THAY ĐỔI HORMONE CƠ THỂ NÊN DỄ GÂY NÊN TÌNH TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Cách chẩn đoán và điều trị đái tháo đường thai kỳ

Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, cụ thể là kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ. Nếu kết quả đúng là bạn bị tiểu đường thai kỳ bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ mục đích để kiểm soát lại lượng đường trong máu và cố gắng duy trì ở mức an toàn nhất để bản vệ sức khỏe của bạn và em bé, một số giải pháp bạn có thể tham khảo như:

Tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ khiến cơ thể chúng ta sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, cố gắng thực hiện ở mức độ nhẹ nhàng trong 15-30 phút mỗi ngày, kiên trì liên tục để duy trì thói quen tốt và cải thiện chứng đái tháo đường thai kỳ.

Tuân thủ chế độ ăn hợp lý

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Chế độ ăn này cần đáp ứng về việc duy trì lượng đường trong máu mà vẫn cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng, tránh tăng cân quá mức gây khó khăn trong quá trình điều trị.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHOA HỌC LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH

Uống thuốc và kiểm tra lượng đường trong máu

Kê toa thuốc cũng là một giải pháp giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách phù hợp để bảo vệ thai nhi, đồng thời bạn nên kiểm tra một cách thường xuyên trước và sau bữa ăn để đánh giá quá trình điều trị có thực sự hiệu quả và phù hợp hay không.

Lập biểu đồ cho sự phát triển thai nhi

Để giảm thiểu đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bác sĩ nên theo dõi sát sao kích thước của em bé trong bụng mẹ qua từng giai đoạn, đặc biệt trong những tuần thai cuối. Nếu thai nhi phát triển quá lớn thì bạn có thể chấm dứt thai kỳ sớm hơn với ngày dự sinh (tuy nhiên phải đảm bảo đủ 37 tuần trở lên).

Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm gì không?

Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Đái tháo đường thai kỳ có thể gặp các biến chứng sức khỏe như:

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ GÂY NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CẢ MẸ VÀ THAI NHI

Cách tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Trong tuần thai thứ 24-28 của chu kỳ, thai phụ sẽ được thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ thường quy bằng phương pháp dung nạp glucose.  Phương pháp này không dành cho những thai phụ đã được xác định có nồng độ đường huyết cao, mắc bệnh cấp tính, suy dinh dưỡng hoặc có các triệu chứng tiểu đường kinh điển.

Cách thức thực hiện như sau: nhịn ăn trong 8 giờ liên tiếp trước khi xét nghiệm, bác sĩ lấy máu xong sẽ cho thai phụ uống một loại chất lỏng chứa 75 gam đường, và sau đó tiếp tục lấy máu sau khi bạn uống. Kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh việc bạn có mắc chứng đái tháo đường thai kỳ hay không.