Chuyển dạ là giai đoạn cuối của thai kỳ khiến thai nhi và nhau thai được đưa ra khỏi tử cung qua đường âm đạo của người mẹ. Càng về cuối thai kỳ, những dấu hiệu sắp sinh sẽ xuất hiện, bao gồm: Cơ tử cung bắt đầu co lại, bụng căng cứng và cổ tử cung bắt đầu co bóp rộng dần phần đầu. Sau đó, cơn đau tăng dần lên.
Lúc này, thai nhi trong tử cung vừa xoay vừa di chuyển xuống vùng chậu của mẹ từ khi bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu tiên. Khi cổ tử cung giãn hết 10cm cùng với sức rặn đẻ của thai phụ, thai nhi sẽ dần chui qua khung chậu của mẹ.
CHUYỂN DẠ QUÁ TRÌNH BÉ DI CHUYỂN BÁO HIỆU SẮP SINH
Theo đúng lý thuyết thì mẹ bầu mang thai 9 tháng 10 là đến ngày sinh nở. Tuy nhiên, việc sinh nở thông thường sẽ rất khó đi đúng với kế hoạch. Mẹ bầu sẽ thường sinh sớm một vài ngày hoặc một vài tuần. Vì vậy, mẹ bầu có thể tham khảo 8 dấu hiệu sắp sinh dưới đây để chuẩn bị tâm lý “vượt cạn” an toàn nhé!
Càng về cuối thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ trước khi sinh thực sự. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so thường gặp.
Cơn co tử cung là một trong những dấu hiệu chuyển dạ phổ biến nhất. Lúc này bà bầu sẽ thấy bụng căng tức, cơn đau dữ dội hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn co thắt thực tế diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5-10 phút sẽ có 1 cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút sẽ có 1 cơn co thắt. Do đó, sẽ không quá khó để mẹ bầu nhận ra đây là dấu hiệu chuyển dạ.
Đây là dấu hiệu sắp sinh con ra trong 24h. Thai phụ sẽ cảm thấy có một dòng nước chảy nhanh và mạnh, đột ngột trào ra từ đường âm đạo nhưng không có cảm giác đau.
Một số trường hợp khác, thai phụ chỉ thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, từ từ chảy xuống dưới chân. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối. Vỡ ối dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện ngay.
VỠ ỐI LÀ MỘT TRONG NHỮNG DẤU HIỆU BÁO HIỆU CHUYỂN DẠ
Trong những tuần cuối của thai kỳ, phần dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách giãn ra và mỏng đi để “dọn đường” cho em bé chào đời. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi độ giãn của cổ tử cung thông qua khám âm đạo.
Chất nhầy tích tụ trong cổ tử cung khi mang thai dần dần tạo thành nút chất nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37-40 của thai kỳ, bạn sẽ thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung. Khi nút nhầy bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa nhiễm trùng đã bong ra để “dọn đường” cho em bé chào đời.
Ở những tuần cuối, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ). Lúc này, bụng của mẹ bầu ngày càng lớn gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Vì vậy, nếu mỗi khi cảm thấy buồn ngủ, bà bầu nên tranh thủ chợp mắt một chút để giữ sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
Ngược lại, giai đoạn này có nhiều mẹ bầu bỗng trở nên sôi nổi, tràn đầy năng lượng, bắt đầu thích dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp lại mọi thứ để chuẩn bị cho “tổ ấm” chào đón bé yêu. Đây có thể coi là dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và mẹ bầu muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để chào đón con yêu chào đời.
Khi sắp sinh, bạn có thể sẽ cảm thấy chuột rút thường xuyên hơn. Đồng thời, cơn đau ở lưng hoặc háng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, những dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ và khớp ở vùng xương chậu và tử cung ở giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ bị kéo căng ra để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi.
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố nữ, chế độ ăn uống,… đều có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai. Tuy nhiên, trước khi sinh 2 ngày bị tiêu chảy là một trong những dấu hiệu mẹ bầu nên chuẩn bị để chào đón con yêu chào đời.
Càng về cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường ổn định, thậm chí có thể sụt cân. Điều này là bình thường, bạn không cần quá lo lắng vì nó sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng nước ối đã giảm và chuẩn bị cho em bé chào đời.
Giãn khớp có phải là dấu hiệu sắp sinh? Khi mang thai, dây chằng giữa các khớp trở nên mềm hơn. Bạn sẽ nhận ra điều này rõ ràng hơn khi chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển dạ. Lúc này các khớp xương trở nên linh hoạt hơn giúp xương chậu mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn cũng là dấu hiệu sắp sinh. Nếu mỗi khi cảm thấy buồn ngủ, bạn nên tranh thủ chợp mắt một chút để giữ sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
MẸ BẦU GẦN SINH CÓ DẤU HIỆU MUỐN NGỦ NHIỀU DO MỆT MỎI
Dấu hiệu muốn đi tiểu hầu như chỉ xuất hiện vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, do thai nhi mới trong bụng gây kích thích bàng quang. Nếu trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu đi tiểu nhiều thì đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Điều này là do thai nhi đã tụt sâu vào xương chậu và đè lên bàng quang.
Khi chuẩn bị chào đời, em bé trong bụng mẹ sẽ liên tục đạp. Nguyên nhân là do em bé ngày càng lớn, diện tích trong tử cung không còn rộng rãi khiến bé cảm thấy chật chội và đòi ra ngoài.
Trên thực tế, ngày dự sinh chỉ là ước tính và trong nhiều trường hợp, nó sẽ không chính xác hoàn toàn như mong đợi. Do đó, khi có dấu hiệu sắp sinh, bạn cần bình tĩnh, không quá lo lắng và cần thực hiện những điều sau:
Thông báo với người thân xung quanh để được đưa đến bệnh viện, chuẩn bị vượt cạn.
Làm quen với cơn đau báo hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, những cơn co thắt chuyển dạ là một phần rất tích cực và cần thiết, bởi với mỗi cơn co thắt, thời điểm em bé chào đời lại đến gần hơn.
Kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể bằng cách thở chậm và nhẹ nhàng, điều này giúp bạn giảm bớt lo lắng và đau đớn.
MẸ BẦU KHÔNG NÊN QUÁ LO LẮNG KHI THẤY NHỮNG DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ
Khi có những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần hoặc vài ngày, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
Không nên đi xa khi có các dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày.
Cần nghỉ ngơi hợp lý, đọc sách, nghe nhạc để cải thiện sức khỏe tình thần.
Không thức khuya và không dùng điện thoại, laptop để tránh những tia bức xạ.
Chuẩn bị đủ các vật dụng, giấy tờ cần thiết và luôn sẵn sàng mang đi khi có dấu hiệu sắp sinh.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để vượt cản trước có khi dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày.
MẸ BẦU CẦN GIỮ TINH THẦN LẠC QUAN TRƯỚC NGÀY CHUYỂN DẠ
Khi có dấu hiệu sắp sinh, cơ thể bạn có thể cảm thấy khó chịu. Giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ là thời gian tốt nhất để bạn thư giãn tinh thần. Bạn có thể dựa vào chồng hoặc người thân nếu có những con đau.
Nên cạnh đó, bạn cũng có thể ngồi trên một chiếc ghế có lưng dựa và quay phần bụng của mình vào phần lưng dựa đó để có thể cúi đầu trên lưng ghế. Tư thế này sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.