Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai trong từng giai đoạn thai kỳ

Nguyên nhân bị chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, cụ thể là:

Chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng đầu

Bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là do nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn thành mạch, gây ra huyết áp thấp khiến bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu còn có thể xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết qua thức ăn do ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.

CHÓNG MẶT LÀ TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng giữa

Trong giai đoạn phát triển, thai nhi sẽ bắt đầu lớn lên gây áp lực lên tử cung của mẹ hoặc chèn ép các mạch máu khiến quá trình lưu thông kém trơn tru, gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên đứng quá lâu hoặc do tính chất công việc phải hoạt động nhiều giờ liên tục, mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi chóng mặt. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai lúc này là do cơ thể đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng mẹ bầu đang dần kiệt sức.

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai ở 3 tháng cuối

Nhiều bà bầu không muốn đi vệ sinh thường xuyên nên ngại uống nước. Điều này vô tình dẫn đến một tình trạng khác còn khó chịu hơn, đó là đau đầu chóng mặt khi mang thai do mất nước. Nếu mức chất lỏng trong cơ thể bạn bị thiếu hụt, bạn sẽ cảm thấy choáng váng đến nặng nề.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bà bầu chóng mặt buồn nôn khi mang thai là thiếu máu. Tại thời điểm này, cơ thể mẹ bầu vẫn chưa tạo đủ máu để cung cấp cho hệ thống tuần hoàn đang mở rộng nhanh chóng. Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối khiến bạn không còn hứng thú với việc ăn uống, tạo tiền đề cho sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng để tạo máu, chẳng hạn như sắt và folate. Như vậy, bạn cũng có thể thấy rằng chóng mặt khi mang thai tháng cuối là biểu hiện cảnh báo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu đang không được tốt.

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi mang thai

Khi mẹ bầu đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi mang thai thì hãy thực hiện những cách giảm chóng mặt khi mang thai dưới đây để nhằm khắc phục tình trạng đang gặp phải.

NÊN THAM KHẢO CÁC BÀI TẬP YOGA DÀNH CHO BÀ BẦU ĐỂ GIẢM CHÓNG MẶT KHI MANG THAI

Cách phòng ngừa chóng mặt khi mang thai

Làm sao để hết chóng mặt khi mang thai là chủ để được nhiều chị em quan tâm. Chóng mặt khi mang thai là tình trạng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải hiện tượng chóng mặt khi mang thai này, bạn hãy áp dụng một vài biện pháp dưới đây:

MẸ BẦU NÊN CHÚ Ý CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ PHÒNG NGỪA CHÓNG MẶT KHI MANG THAI

Khi thăm khám sức khỏe thai kỳ tại phòng khám Happy Mommy, mẹ sẽ được trực tiếp đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về những vấn đề sức khỏe khi mang thai.  Bên cạnh đó, Happy Mommy còn được trang bị những thiết bị siêu âm, kiểm tra sức khỏe hiện đại, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thường xuyên chóng mặt khi mang thai có gây nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ?

Chóng mặt khi mang thai có thể là bình thường nhưng cũng có thể là bất thường nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ và có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, nhờ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng khó thở chóng mặt khi mang thai rất phổ biến và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu thường xuyên chóng mặt và đau đầu liên tục nhưng không rõ nguyên nhân hoặc chóng mặt kèm theo chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên xem thường tình trạng hoa mắt, bị líu lưỡi và có dấu hiệu mất nhận thức, thay đổi vị giác… Nếu thấy có thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám.